Âm Thanh Xưa – Hoài Niệm Cũ

Trong thế giới âm thanh hi-fi, không có thiết bị nào là hoàn hảo tuyệt đối. Bất cứ thiết bị nào được tạo ra cũng đều hướng đến một nhóm đối tượng có nhu cầu cụ thể. Qua một số nghiên cứu về audio đã chỉ ra nhu cầu của các đam mê audio được chia thành các gu thẩm mỹ khác nhau: Chính xác,mạnh mẽ, mượt mà, rực rỡ, giầu cảm xúc và tinh tế. Mỗi thiết bị hoặc thương hiệu đều có thể xếp vào một trong số những nhóm đó mặc dù cách phân loại này cũng chưa thật đầy đủ. Cách phân loại này chỉ mang tính gợi ý, tham khảo, không phải là cách phân loại chính thức và chính xác tuyệt đối. Vì thế người chơi âm thanh cần có sự định hướng đúng đắn theo yêu cầu và khả năng của mình để mau đạt mục đích và tránh tốn kém.

Chất âm tính tế và giàu xúc cảm

Chất âm của loa toàn dải và amply đèn là chất âm được ưa chuộng nhất đối với các audiophile, đáp ứng được yêu cầu của đại đa số người nghe, và thường là chất âm được ngợi ca nhiều nhất bởi các chuyên gia âm thanh cũng như các trong các tạp chí chuyên về âm thanh hi-fi, hi-end. Chất âm này  được gắn với các  thiết bị có lịch sử lâu đời nhất, nhưng cũng tồn tại và phát triển bền bỉ nhất. Các loa thuộc nhóm chất âm này thường duy nhất một củ loa toàn dải với độ nhạy cao và công suất thấp. Các hãng thiết kế không quan tâm nhiều tới độ rộng và độ bằng phẳng của dải tần, cũng như độ méo khá cao… trái lại họ thường chú ý tới phẩm chất âm thanh ấm áp và sống động, truyền cảm. Thêm vào đó, các ampli thuộc nhóm này thường là loại SET (Single End Triode) với công suất thấp chỉ khoảng dưới 15W, nhưng lại có âm thanh lôi cuốn. Nhiều hãng sản xuất có hàng chục model ampli SET, sử dụng nhiều loại đèn cổ chí kim khác nhau, nhằm tạo ra nhiều màu âm đáp ứng yêu cầu của những ai thích chất âm này.

Ưu điểm của loa toàn dải và amply đèn

Chất âm này nổi bật với đặc tính mềm mại và cân bằng trên toàn bộ dải tần, không có cảm giác chói gắt hay khô cứng của nhóm âm chính xác nói trên. Tiếng bass mạnh nhưng vẫn có độ êm, dải trung mượt và tiếng treble rực rỡ, làm thoả mãn hầu hết mọi người nghe. Nhờ sử dụng loa toàn dải và đèn điện tử, nên chất âm thanh nhưng lại tinh tế, ấm áp và nồng nàn cảm xúc. Loa toàn dải mới của Lowther hay các loa toàn dải cổ của được sản xuất tại Đức từ những năm 1950’ với các nhãn hiệu nổi tiếng như Siemens, Grundig, RFT, Telephonken, Bauer, Saba..  thuộc dòng loa Klang film có tốc độ phản ứng cực nhanh nhờ khối lượng màng loa và cuộn dây động cực thấp. Thêm vào đó, loa và ampli thuộc nhóm này hướng mục tiêu tối quan trọng là đường đi của tín hiệu phải ngắn gọn và trong sạch tuyệt đối, để đạt được điều này, người thiết kế phải cố gắng làm đơn giản hoá mạch điện và loại bỏ những linh kiện không cần thiết. Chính sự đơn giản của mạch điện, nhất là khi dùng đèn điện tử không có hồi tiếp âm (no feedback), đã đem lại chất âm cảm xúc và rất gần với nhạc sống của nhóm này.

Hạn chế của loa toàn dải và amply đèn

Có thể thấy rõ rằng tiếng bass là nhược điểm rõ rệt nhất của dòng âm thanh này: Loa với duy nhất một driver không thể nào tái hiện lại tiếng bass mạnh mẽ như một loa cột lớn 3 đến 5 đường tiếng. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này các hãng nổi tiếng như Lowther hoặc Vitavoc đã sản xuất đáp ứng được dải tần nhưng củ loa mới nhưng giá bán lên đến hàng trục ngàn USD một cặp. Hoăc với những cặp loa toàn dải cổ được sản xuất tại Đức nam châm Alnico, màng loa bằng giấy, từ lực mạnh kết hợp với đóng thùng cộng hưởng đã khắc phục được nhược điểm trên. Dải tần số thấp của loa toàn dải có thể đạt tới 35db.
 Tương tự, ampli đèn với công suất thấp khó có thể sánh bằng những ampli bán dẫn 200W về sức mạnh. Công suất thấp, cùng với đáp tuyến tần số thiếu cân bằng, đây là một vài hạn chế mà nhóm chất âm này. Nhưng ngược lại, cũng có một số không nhỏ người nghe ngợi ca cảm xúc như thật mà dòng âm thanh này mang lại cho họ.

Nguồn sưu tầm